Giới thiệu sách
Sông Đà - Lịch Sử Một Vùng Biên Cảnh Việt Nam
“Sông Đà: Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam” là công trình nghiên cứu đồ sộ, một tập đại thành về lịch sử vùng cao phía bắc của nhà sử học Philippe Le Failler về lịch sử khu vực sông Đà - một không gian địa lý, lịch sử và văn hóa đặc biệt, vùng biên cảnh của Việt Nam với Lào và Trung Quốc. Trước nay chưa có một công trình nào tương tự. Để hiểu lịch sử vùng cao từ thời Pháp thuộc cho đến những năm 1950, đây là một tài liệu cần phải đọc, và là tài liệu tham khảo khả tín cho học giới.
Cuốn sách tập trung khắc họa lịch sử vùng sông Đà - nơi có dòng sông hùng vĩ chảy qua miền Thượng, nơi cộng cư lâu đời của nhiều dân tộc như Thái, Dao, Khơ Mú, Lô Lô…. Nơi đây từng tồn tại thế lực mạnh mẽ của dòng họ Đèo, với Đèo Văn Trì là một nhân vật trung tâm, phản ánh rõ nét mối quan hệ phức tạp giữa người bản địa và thực dân Pháp trong tiến trình lịch sử.
Philippe Le Failler đã chắt lọc từ nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy:
- Quốc sử và ghi chép của quan lại địa phương
- Du khảo thực địa
- Lưu trữ phong phú từ chính quyền dân sự và quân sự Pháp
Từ đó, ông dựng lên một bức tranh toàn cảnh, sinh động và sâu sắc về vùng biên cảnh sông Đà từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XXI.
Bố cục cuốn sách gồm 12 chương:
- Chương I: Dòng sông, con người và quá khứ
- Chương II: Phân rã lãnh thổ (1860–1886)
- Chương III: Kháng cự, chiêu hàng và chinh phục (1886–1890)
- Chương IV: Vùng biên dưới chế độ quân quản (1890–1895)
- Chương V: Bảo vệ biên giới (1895–1909)
- Chương VI: Từ kẻ phiêu lưu tới người quyền thế
- Chương VII: Nền dân chính ngắn ngủi (1909–1918)
- Chương VIII: Cuộc nổi dậy của người Hmong (1918–1922)
- Chương IX: Quân đội trở lại và chấm dứt tình trạng buông lỏng (1922–1930)
- Chương X: Từng bước triệt tiêu đặc quyền (1931–1940)
- Chương XI: Ảo tưởng độc lập trong thời chiến (1940–1954)
- Chương XII: Từ tự trị có điều kiện tới sáp nhập (1955–2007)
“Sông Đà - Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam” không chỉ là một tác phẩm sử học quy mô, mà còn là tấm gương soi chiếu lịch sử - văn hóa - con người miền Thượng, để hiểu sâu sắc hơn về quá khứ nhiều tầng lớp và giàu chất liệu của vùng đất nơi biên viễn tổ quốc.
Trích dẫn sách Sông Đà - Lịch Sử Một Vùng Biên Cảnh Việt Nam
“Phần lớn các cuộc can thiệp của binh tướng triều đình lên miền Thượng đều có lý do chính trị xuất phát từ những tranh chấp của triều đại… Họ đã tìm thấy ở rừng núi xa xôi hẻo lánh này một chốn nương náu khá an toàn trước thế lực kinh đô…” (Chương I: Dòng sông, con người và quá khứ)
“Mọi nỗ lực xây dựng bản đồ đều dẫn tới một bức tranh khảm sặc sỡ song không phải là không có sự gắn kết…” (Chương I: Dòng sông, con người và quá khứ)
“Đèo Văn Trì… lòng trung thành của ông trước tiên hướng về thị tộc của mình… và cuối cùng hướng về các nước bảo hộ Trung Quốc, Việt Nam và xa hơn là Pháp nếu họ hoàn thành tốt vai trò bảo vệ các đặc quyền…” (Chương V: Bảo vệ biên giới (1895–1909))
Thông tin tác giả Philippe Le Failler
Philippe Le Failler là một nhà sử học người Pháp, hiện là Phó Giáo sư tại Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), đồng thời là Trưởng đại diện EFEO tại Hà Nội. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX–XX và đã tham gia nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu với các viện học thuật tại Việt Nam.
Sách Sông Đà - Lịch Sử Một Vùng Biên Cảnh Việt Nam của tác giả Philippe Le Failler, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark