Tất cả danh mục

Giáo Dục Và Khoa Cử Nho Học Triều Nguyễn (1802-1919)

Giá bìa: 560.000 ₫

Giá bán tại NETA: 504.000 ₫

Tiết kiệm: 56.000 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  5. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    2018
  • Kích thước:

    16 x 24 cm
  • Nhà xuất bản:

    Nhà Xuất Bản Thuận Hóa
  • Hình thức bìa:

    Bìa cứng
  • Số trang:

    938
Giáo dục và Khoa cử ở Việt Nam dưới thời phong kiến là việc đào tạo và kén chọn nhân tài cho chế độ, nó là một định chế về chính trị mang tính chính thức và giữ địa vị thống trị trong xã hội cổ truyền ở vùng Đông Bắc Á, trong đó có Việt Nam. Đây chính là con đường tìm kiếm về nguồn nhân lực và các nhân tài để bổ sung cho chế độ, nhằm làm rường cột cho bộ máy nhà nước thuộc về thời kỳ trước trong lịch sử ở nước ta, và nó mang tính chất hết sức khách quan. Chính tiền nhân của chúng ta đã từng tuyên bố một cách công khai rằng: “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí, khoa mục sĩ tử chi thản đồ”.

Qua đó, nhà nước phong kiến ở Việt Nam đã khẳng định một cách rõ ràng về nguyên lý mang tính tuyên ngôn cho tất cả bả tính đều biết để mà phấn đấu rằng : “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, mà khoa cử chính là con đường rộng mở đối với các học trò”. Ngược dòng lịch sử cho thấy, trong thời kỳ độc lập tự chủ, sự nghiệp Giáo dục và Khoa cử Nho học ở nước ta vốn đã được nhà Lý cho tổ chức và đặt nền móng một cách hết sức vững chắc, từ những nền tảng về cơ sở lý luận cho đến cả những diện mạo về mặt tổ chức giáo dục và thi cử Nho học ở buổi ban đầu ; tiếp theo, nhà Trần đã tiến thêm một bước dài trong việc tiến hành ổn định một cách có bài bản về các định lệ trong thi cử Nho học ở nước ta ; đến nhà Lê đã hoàn thiện một bước rất cơ bản về các quy chế trong công tác đào tạo Nho sĩ, cùng với những định lệ đối với các phương thức tuyển chọn về mặt nhân tài ; và cuối cùng, nhà Nguyễn đã củng cố và hoàn chỉnh một cách hết sức chặt chẽ đối với các quy chế đó, để trở thành những khuôn mẫu và hình ảnh của một nền Giáo dục và Khoa cử Nho học ở Việt Nam dưới thời phong kiến mang tính chất độc lập tự chủ. Bản thân vua Gia Long, người mở đầu của triều Nguyễn, đã cân nhắc một cách hết sức cẩn trọng về thời điểm để mở khoa

Thông tin tác giả

Huỳnh Công Bá

TS. Huỳnh Công Bá sinh năm 1953 tại Quảng Nam. Học vị tiến sĩ Sử học chuyên ngành LSVN cổ trung đại Trường ĐH Sư phạm, ĐH quốc gia Hà Nội năm 1996 và tốt nghiệp chuyên tu Hán-Nôm (khóa duy nhất 1990-1992) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông được nhận Bằng và Huy chương Lao động sáng tạo do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng năm 2007 cùng nhiều giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ, được Tổ chức The Online Computer Library Center (OCLC) công nhận là Chuyên gia quốc tế thực thụ (VIA) với 7 tác phẩm được OCLC bình chọn về lịch sử, văn hóa, tư tưởng và cổ luật Việt Nam hiện lưu hành tại 55 thư viện lớn trên thế giới. Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Văn hóa Việt Nam, Tư tưởng Việt Nam và Cổ Luật Việt Nam.

Sách Giáo Dục Và Khoa Cử Nho Học Triều Nguyễn (1802-1919) của tác giả Huỳnh Công Bá, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Giáo Dục Và Khoa Cử Nho Học Triều Nguyễn (1802-1919)

Giá bìa: 560.000 ₫

Giá bán tại NETA: 504.000 ₫

Tiết kiệm: 56.000 ₫-10%