Một chặng đường của tác giả Nguyễn Văn Hành, tập hợp các bài viết về tuổi học trò, gia đình, quê hương, cuộc đời binh nghiệp, mái trường đại học, quá trình công tác, cống hiến… cũng như những câu chuyện hằng ngày trong phố ngoài làng. Tất cả được ghi chép từ những trang nhật ký và bài viết Facebook của tác giả.
Một chặng đường gồm hai phần chính. Phần 1 là những ký ức về tuổi học trò, về đất lề quê thói để bạn đọc hình dung một góc nhỏ miền quê của tác giả; những sự kiện thời chiến tranh và quân ngũ; kỉ niệm thời sinh viên và những chuyến công tác, học tập ở nước ngoài. Phần 2 là những câu chuyện hằng ngày ở phố, ghi chép và bàn luận về các vấn đề đời sống, xã hội, mang đậm phong cách của tác giả cũng rất thu hút.
Cuốn sách Một Chặng Đường - Nhớ Và Ghi Chép phù hợp với ai
- Những người cán bộ/chiến sĩ đã từng tham gia vào cuộc Kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử để nhớ về những năm tháng gian nan mà hào hùng của dân tộc.
- Những người trẻ quan tâm đến lịch sử, về một giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc thông qua hồi ký của một con người.
Cuốn sách Một Chặng Đường - Nhớ Và Ghi Chép có gì đặc biệt
- Lấy cảm hứng từ cuốn nhật ký còn lưu giữ khi tác giả còn là lính bộ binh, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Một chặng đường sẽ mở ra một thời kỳ oanh liệt, đầy hào hùng của dân tộc bằng giọng văn giản dị, chân thành, khiêm tốn nhưng chất chứa rất nhiều những tâm tư, hoài niệm về một thời quá vãng.
- Không chỉ viết về thời chiến, đọc Một chặng đường chúng ta còn biết thêm về cuộc đời của những người lính sau thời kỳ hậu chiến, trở về với cuộc sống thường ngày, với biết bao lo toan, vất vả.
Trích đoạn sách Một Chặng Đường - Nhớ Và Ghi Chép
…Nghe tin Hiệp định Paris được kí kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, lính tráng chúng tôi mừng quá và hồi hộp chờ đợi. Cả đêm 27 đến rạng sáng 28 tháng 1, bầu trời Quảng Trị như đỏ hơn, dường như hai bên còn quả đạn, quả pháo nào thi nhau bắn nốt, tiếng nổ điếc tai. Đúng 8 giờ sáng tiếng súng ngừng bặt, Hiệp định đã có hiệu lực.
… Sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1975, đại đội trưởng nhắc chúng tôi chỉnh đốn quần áo cho gọn ghẽ và hàng một, đi bộ vào Sài Gòn. Đơn vị tôi được giao nhiệm vụ tiếp quản Lục quân Công xưởng ở Gò Vấp, không phải nổ phát súng nào nữa. Dân chúng đổ ra đường xem bộ đội, như không có chiến sự gì cả.
…