Trong quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã mang theo cả một hệ thống tư tưởng và giá trị phương Tây có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong không gian văn hóa Việt Nam. Tiếng Pháp được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và được sử dụng làm ngôn ngữ hành chính tại Đông Dương.
Trong bối cảnh đa ngôn ngữ và đa văn hóa ấy, một số trí thức Việt Nam đã lựa chọn tiếng Pháp, ngôn ngữ của kẻ thống trị để biểu đạt những vấn đề liên quan đến bản sắc cá nhân mang nhiều mâu thuẫn của chính họ. Họ vừa là dân xứ thuộc địa nhưng đồng thời cũng là tác nhân trung gian hòa giải những tương tác văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Các tác phẩm của họ phản ánh những xung đột nảy sinh từ dị biệt văn hóa trong xã hội Việt Nam thuộc địa và hậu thuộc địa.
Công trình nghiên cứu này tập trung phân tích hình tượng diễn ngôn của tác giả trong 12 tác phẩm tiêu biểu cho bộ phận tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam viết bằng tiếng Pháp từ năm 1913 - 1986