“Buồn trông cửa bể gần hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xan
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi…”
“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn;
Tiếng ta còn, nước ta còn.”
- Phạm Quỳnh
Thông tin tác giả
Tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mùng 3 tháng 1 năm 1766, tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu – Thăng Long, nay là Thủ đô Hà Nội. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật. Cha Nguyễn Du là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1776) quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc, Bắc Ninh.
Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Du để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương cả chữ Hán và chữ Nôm vô cùng giá trị.