TẤT CẢ DANH MỤC

Đông Dương - Một Nền Thuộc Địa Nhập Nhằng Giai Đoạn 1858 - 1954: Có gì trong cuốn sách "kinh điển" về Đông Dương?

Qua cuốn “Đông Dương: Một nền thuộc địa nhập nhằng giai đoạn 1858-1954”, hai tác giả Pierre Brocheux và Daniel Hémery đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về lịch sử Đông Dương từ khi được người Pháp tạo lập ở nửa sau thế kỷ XIX tới cuộc khủng hoảng cuối cùng trong những năm 1945-1954.

Tác phẩm được cập nhật đầy đủ kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 1994, đã trình bày những kiến giải mới mẻ và đặt nghi vấn lịch sử về một khu vực văn minh vốn có tầm quan trọng không thể đo đếm trong vận mệnh của thế giới.

Dựa trên tư liệu, tác phẩm và các công trình cũ - mới, Đông Dương: Một nền thuộc địa nhập nhằng giai đoạn 1858-1954 đề cập đến những nhập nhằng trong xung đột và trong tiếp xúc giữa thực dân và dân bị trị.

Đó là quá trình đô hộ của Pháp trên bán đảo, những cấu trúc và vận hành của bộ máy quyền lực cũng như bộ máy khai thác kinh tế, sự rạn nứt của xã hội thuộc địa và các xã hội bị trị, những động lực bất cân xứng của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, những chủ nghĩa quốc gia và các biến động xã hội trên toàn cõi Đông Dương. Cuối cùng, tập trung làm rõ sự phi thực dân hóa và cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

Sách Đông Dương - Một Nền Thuộc Địa Nhập Nhằng Giai Đoạn 1858 - 1954. Tác giả Pierre Brocheux, Daniel Hémery
Cuốn sách được xem như một công trình kinh điển trong mảng sách nghiên cứu về Đông Dương, một công trình nghiên cứu mẫu mực, khoa học và toàn diện nhất về công cuộc thực dân hóa của Pháp ở Đông Dương.

Cuốn sách được chia thành 8 chương. Trong đó, 3 chương đầu tập trung nghiên cứu sự hình thành hệ thống thuộc địa trước khi Paul Doumer sang Đông Dương nhậm chức Toàn quyền (1897-1902). Chương 4 và 5 bàn về mối quan hệ ở xã hội thuộc địa giữa tầng lớp thực dân cai trị, kẻ bị trị bản xứ và về những biến đổi văn hóa bao gồm những sáng kiến văn hóa của người Pháp cũng như những sáng kiến đề xuất của người bản xứ.

Tiếp theo, chương 6 và 7 phân tích những bế tắc của công cuộc phát triển thuộc địa và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (Đại suy thoái) đối với dân chúng thuộc địa, về những cuộc nổi dậy chống chế độ thực dân, sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam thập niên 1930, cùng với đó là biến động xã hội và sự khủng hoảng của chế độ thực dân.

Chương 8 nói về sự suy tàn và hồi kết của đế chế thuộc địa Pháp tại vùng Viễn Đông giai đoạn 1939-1954. Đồng thời trình bày cuộc chiến tranh Đông Dương 1945-1954 trong một diễn biến tổng thể.

Ngày nay, nhiều khía cạnh của tình trạng Đông Dương thuộc địa vẫn còn nằm sâu trong vùng tối. Cuốn sách giúp người đọc khám phá một phần góc khuất đó và thấu suốt bi kịch của Đông Dương thuộc Pháp.

Năm 1995, Hiệp hội các nhà văn Pháp ngữ (L'Association des écrivains de langue française, ADELF) đã trao Giải thưởng Á châu (Prix de l'Asie) cho ấn bản đầu tiên của công trình nghiên cứu Indochine, la colonisation ambiguë, 1858-1954 (Đông Dương: Một nền thuộc địa nhập nhằng, giai đoạn 1858-1954) (Éditions La Découverte, Paris, 1994). Bản tiếng Việt do Omega+ xuất bản năm 2022 được dịch từ ấn bản chỉnh sửa và bổ sung năm 2001. 

Cuốn sách nằm trong tủ sách Hiểu về Việt Nam qua tư liệu Pháp ngữ của Omega Plus

Nguồn https://www.phunuonline.com.vn/co-gi-trong-cuon-sach-kinh-dien-ve-dong-duong-a1472466.html

Những cuốn sách “Lịch Sử” mang đến lượng kiến thức to lớn cho người đọc góc nhìn phổ quát về những sự kiện, hiện tượng từng diễn ra trong quá khứ cho đến tác động của nó đến ngày nay. Xem tại đây

Theo C.Vũ (phunuonline)

 

HƠN 21.000 TỰA SÁCH HAY

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

ĐỔI TRẢ NHANH CHÓNG

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng