TẤT CẢ DANH MỤC

Ngữ Pháp Phạn Ngữ

  • Giá bán: 215.000 ₫ 215.000 ₫

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  5. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    08-2020
  • Kích thước:

    17 x 24 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Hồng Đức
  • Hình thức bìa:

    Bìa cứng
  • Số trang:

    313

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Ngữ Pháp Phạn Ngữ

LỜI GIỚI THIỆU CỦA HOÀ THƯỢNG THÍCH NGUYÊN GIÁC

Tiếng Phạn thuộc hệ ngôn ngữ Ấn- u, xuất hiện cách này khoảng ba ngàn rưỡi năm. Nó hình thành một nền văn học lớn trong lịch sử cổ đại và trung đại của Ấn-độ, bao gồm mọi lĩnh vực, từ tôn giáo, triết học, văn chương, cho đến, chính trị, toán học, y học, thiên văn v,v..., và có ảnh hưởng sâu rộng trong các dân tộc trên thế giới, nhất là những dân tộc thuộc vùng Đông nam châu Á. Riêng đối với Phật giáo, tiếng Phạn là một trong bốn thánh ngữ, giữ một vai trò hết sức quan trọng về mặt văn bản học. Toàn bộ kinh điển của Nhất thiết hữu bộ và Phật giáo Đại thừa đều được lưu truyền bằng Phạn văn, sau đó mới được dịch sang Hán văn hay Tạng văn. Vì vậy, để nghiên cứu nghiêm túc các thánh điển Phật giáo thuộc các văn hệ ấy, tiếng Phạn là điều kiện không thể thiếu. Ngay cả khi tụng đọc các Thánh điển Phật giáo thuộc tạng Pāli, muốn nắm chính xác ý nghĩa các thuật ngữ hay định cụ trong những văn bản này, người ta không thể không truy cứu về nguồn gốc tiếng Phạn của nó. Từ đầu thế kỷ thứ 19, Phật giáo Nhật Bản ý thức vai trò quan trọng này, họ đã gửi người sang Anh và Đức để học tiếng Phạn. Chủ trương đúng đắn ấy đã giúp họ thiết lập một nền tảng vững chắc cho việc phát triển sâu rộng sự nghiệp học tập và nghiên cứu Phật giáo của Nhật Bản.

Việt Nam chúng ta đã biết đến tiếng Phạn khá sớm qua việc tiếp xúc với các Nhà sư Ấn-độ đến Giao châu hoằng pháp từ thời Hùng vương. Các tư liệu Phật giáo kể lại không ít những nhà sư Việt Nam biết rành tiếng Phạn, như Khương Tăng Hội, Đạo Thanh, Huệ Thắng, Sùng Phạm, Đại Thừa Đảng v.v. Cho đến cuối thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông đã nhờ nhà sư Bồ-đề Thất-lợi (Bodhiori] dịch Kinh Lăng-nghiệm tiếng Phạn sang Hán văn. Tuy nhiên phong trào học tiếng Phạn này chưa được phát triển và quan tâm đủ mức cần thiết để phục vụ lâu dài cho việc nghiên cứu trực tiếp các thánh điển Phật giáo tiếng Phạn. Đến nửa cuối thế kỷ 19, đất nước không may lại rơi vào cuộc chiến chống ngoại xâm kéo dài gần một thế kỷ, việc học tiếng Phạn càng không được quan tâm. Mãi đến 1964, với sự ra đời của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, tiếng Phạn mới được bắt đầu để ý trở lại trong tình trạng tư liệu học tập hết sức thiếu thốn. Giáo trình tiếng Phạn bấy giờ đã hiếm hoi, mà lại toàn bằng tiếng ngoại ngữ. Còn từ điển tiếng Phạn thì hầu như không có.

Chúng tôi may mắn được học tiếng Phạn với thầy Lê Mạnh Thát vào mùa hè năm 1974. Sau này được thầy giao đảm trách dạy môn tiếng Phạn lớp căn bản cho Tăng sinh nội trú ở chùa Già Lam vào năm 1980-1984. Đến năm 2006, thầy lại nhờ tôi dạy môn tiếng Phạn cho Tăng ni sinh Khoa Phật giáo Phạn Tạng của Học Viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Lần này tôi có thuận duyên được anh Đỗ Quốc Bảo gửi cho bản thảo bộ Giáo Trình Phan Văn sơ cấp gồm hai tập của Lehmann mà anh đã học qua và soạn dịch ra tiếng Việt. Tôi đã chọn giáo trình này vì thấy nó sắp xếp tuần tự từ dễ đến khó, thích ứng với trình độ người mới học tiếng Phạn, mà lại phù hợp với thời gian và chương trình học của Học viên. Đặc biệt, những bài đọc được trích dẫn từ Hitopadesa, nhưng biên soạn lại cho ngang tầm trình độ sơ cấp, đã giúp sinh viên hứng thú học tập khi tiếp cận được tư tưởng và văn hoá Ấn-độ. Tuy nhiên, để đáp ứng những điều kiện ấy, các bài học trong phần ngữ pháp được chia thành nhiều bài tương ứng với phần bài tập, chứ không sắp xếp tập trung theo từng đề mục. Việc này sẽ gây khó khăn cho sinh viên khi cần tra cứu. Để khắc phục nhược điểm này, trước đây chúng tôi đề nghị sinh viên tham khảo cuốn Ngữ Pháp Tiếng Phạn của Thầy Lê Mạnh Thát biên soạn hay của các tác giả khác. Nay anh Đỗ Quốc Bảo biên tập và dịch sang tiếng Việt cuốn A Grammar of The Sanskrit Language của Franz Kielhorn để giúp công tác giảng dạy và học tập tiếng Phạn ở Việt Nam, với hoài bão đặt nền móng cho ngành cổ An-độ học sau này tại nước nhà. Mặc dầu các thuật ngữ anh dùng trong cuốn Ngữ Pháp Phan Ngữ này phần lớn là từ Hán-Việt, có tính hàn lâm, hơi khó hiểu đối với người mới học tiếng Phạn, cuốn ngữ pháp này, với phần bổ sung tra căn động từ theo thân và đuổi biến vị, cùng các cú pháp đặc biệt, là một tài liệu rất hữu ích và cần thiết để tra cứu khi học tiếng Phạn theo giáo trình anh đã biên dịch. Với lòng mong muốn góp phần phát triển Phật học nước nhà, phát triển việc nghiên cứu mảng văn hoá Chàm của Tổ quốc, và văn học cổ đại, trung đại của Ấn-độ, chúng tôi trân trọng ghi mấy lời giới thiệu này để tỏ lòng chân thành tán dương hoài bão của anh Độ Quốc Bảo, và cám ơn sự giúp đỡ quý báu anh đã dành cho chúng tôi bấy lâu nay trong công tác giảng dạy tiếng Phạn.

Quảng Hương Già Lam, cuối tháng 3 năm 2020.
Nguyên Giác.

 
Sách Ngữ Pháp Phạn Ngữ của tác giả Franz Kielhorn; Đỗ Quốc Bảo, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Ngữ Pháp Phạn Ngữ để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Ngữ Pháp Phạn Ngữ

Ngữ Pháp Phạn Ngữ

Giá bán tại NetaBooks: 215.000 ₫ 215.000 ₫
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

HƠN 21.000 TỰA SÁCH HAY

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

ĐỔI TRẢ NHANH CHÓNG

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng