“Luận cương Người Liên bang” là tuyển tập gồm 85 bài luận được Alexander Hamilton, James Madison và John Jay viết chung dưới bút danh “Publius”. Mục đích chính là để vận động phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ, thay thế cho các điều khoản hợp bang trước đó. Dưới bút danh chung Publius, ba người đã viết 85 bài luận, được đăng trên các tờ báo tại New York từ tháng Mười năm 1787 đến tháng Năm năm 1788, sau đó tập hợp thành tác phẩm Luận cương Người Liên bang. Tác phẩm này không chỉ nhằm vận động phê chuẩn Hiến pháp mà còn trở thành một tuyên ngôn trí tuệ về nguyên tắc dân chủ đại diện, nhà nước pháp quyền, kiểm soát và đối trọng quyền lực - những nền tảng sống còn của một nền Cộng hòa Tự do. Dù chưa chắc đã xoay chuyển trực tiếp tình hình chính trị tại New York, nhưng về lâu dài, “Luận cương Người Liên bang” đã trở thành bản luận giải sâu sắc và bền vững nhất về Hiến pháp Mỹ, được so sánh với những kiệt tác tư tưởng chính trị như “Cộng hòa” của Plato, “Chính trị học” của Aristotle hay “Leviathan” của Hobbes.
“Luận cương Người Liên bang” này không chỉ có giá trị trong bối cảnh nước Mỹ thế kỷ XVIII, mà còn vượt thời gian và không gian. Nó là một kho tàng tư tưởng về tổ chức quyền lực nhà nước, thiết kế thể chế, vai trò của pháp luật, cơ chế kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh quyền lực - và đặc biệt là lý tưởng xây dựng một liên bang nơi công dân là trung tâm.
“Luận cương Người Liên bang” là một kiệt tác tư tưởng lập hiến, là sự kết tinh các tư tưởng của triết học chính trị cổ điển (Locke, Rousseau, Montesquieu), Cộng hòa Hy Lạp và La Mã cổ đại, và thực tiễn Cách mạng Mỹ. Bộ sách tiếp tục được Tòa án Tối cao Hoa Kỳ viện dẫn cho đến ngày nay như một nguồn diễn giải ý định gốc của Hiến pháp.
Đây không chỉ là một cuốn sách để đọc, mà còn là một công trình học thuật-lý luận-chính trị có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà tư tưởng, nhà quản lý, và những ai thực sự quan tâm đến tương lai của đất nước.
Nhận xét dành cho cuốn sách Luận Cương Người Liên Bang
“Luận cương Người Liên bang vượt xa bất kỳ tài liệu luận chính trị cùng thời nào về chất lượng tư tưởng.” - Charles A. Beard
Theo sử gia Richard B. Morris, Luận cương Người Liên bang là “tác phẩm giải thích tuyệt vời về Hiến pháp mà không gì sánh được, là kiệt tác chính trị học vượt trội cả về chiều sâu lẫn chiều rộng so với bất kỳ học giả Mỹ nào sau này”.
Thomas Jefferson gọi The Federalist Papers là “Lời bình luận tốt nhất từng được viết về các nguyên tắc của chính quyền” - thể hiện sự ngưỡng mộ cao nhất dành cho lập luận về Hiến pháp của tác phẩm.
John Marshall, Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ, thẩm phán nổi bật trong lịch sử Tối cao Pháp viện Mỹ, thường trích dẫn The Federalist Papers như là một trong những nguồn tư liệu có thẩm quyền hàng đầu để giải thích Hiến pháp.
Alexis de Tocqueville (thế kỷ XIX), trong Democracy in America, đánh giá The Federalist Papers là “tác phẩm thông thái nhất được viết dưới hình thức báo chí…,” cho thấy sự kính trọng của giới trí thức châu Âu đối với tác phẩm này.
Charles A. Beard, Nhà sử học Mỹ, khẳng định The Federalist Papers “vượt xa bất kỳ tài liệu luận chính trị nào về chất lượng tư tưởng”.
Tổng thống John F. Kennedy từng nói rằng nếu phải chọn chỉ một bộ sách để nghiên cứu về tinh thần của nước Mỹ, ông sẽ chọn The Federalist Papers.
Gore Vidal, nhà văn và nhà phê bình chính trị, gọi Madison là “một trong những thiên tài của thời đại ông”, và cho rằng The Federalist Papers là “đỉnh cao của tư tưởng chính trị Mỹ”.
Paul Leicester Ford, học giả thế kỷ XIX chuyên nghiên cứu về Hamilton, khẳng định rằng: “Không có bộ tác phẩm nào khác phản ánh sự sâu sắc, minh triết và thực tiễn đến thế trong việc xây dựng chính quyền Cộng hòa.”
The Library of America mô tả The Federalist Papers là “trụ cột trong di sản chính trị và trí tuệ của nước Mỹ” - một phần thiết yếu trong mọi nghiên cứu về nền Dân chủ Hoa Kỳ.
Richard Hofstadter, nhà sử học, mô tả The Federalist Papers là “sự kết tinh sáng suốt giữa triết học chính trị cổ điển và sự thực dụng Mỹ”.
Justice Antonin Scalia, thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ, ca ngợi Madison là “bộ óc lập hiến lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”, và khuyến nghị mọi luật gia nên đọc The Federalist Papers để hiểu sâu Hiến pháp.
Trích đoạn sách Luận Cương Người Liên Bang
“Sự năng động trong cơ quan Hành pháp là đặc điểm then chốt trong định nghĩa về một chính phủ tốt.” - Alexander Hamilton
“Bản thân chính quyền là gì, nếu không phải là sự thể hiện lớn lao nhất bản chất của loài người? Nếu loài người là những thiên thần thì chẳng cần một chính phủ nào. Nếu những thiên thần cầm quyền thì những kiểm soát bên trong hay bên ngoài, cũng chẳng cần thiết.” - James Madison
“Một chính quyền quốc gia mạnh là lá chắn an toàn hơn bất kỳ giải pháp nào khác.” - John Jay