TẤT CẢ DANH MỤC

Sài Gòn chuyện tập tàng - Tập Nàng Cơm

Sài Gòn chuyện tập tàng - Tập Nàng Cơm
  • Giá bán: 71.100 ₫ 79.000 ₫
  • Tiết kiệm: 7.900 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Tặng Bookmark cho mỗi đơn hàng
  5. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    06-2019
  • Kích thước:

    13 x 20,5 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    212

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Sài Gòn chuyện tập tàng - Tập Nàng Cơm

Khai sanh tên Lê Lade và Chuyện tập tàng

Lade, cái tên nghe có vẻ sính ngoại ghê!

Đúng vậy. Tui vốn dĩ rất khoái ngoại... ô. Ở phố xá đông đúc, ồn ào náo nhiệt riết nên rất cần những khoảng không gian yên tĩnh, hít thở không khí trong lành cho sảng khoái lồng ngực. Hồi nhỏ xíu tui hay được ba má dắt đi, tới nay lớn thì có chứ khôn thì chưa, tự mình cũng thường dìa“Vùng ngoại ô”. Mà thiệt tình ra là dìa căn nhà nhỏ xinh của... ngoại ở ngoại ô. Trong dân gian có câu “Còn tiền dìa nội, hết tiền dìa ngoại”, vậy coi ra, dù ngoại nào – ngoại ô hay ngoại của ta – cũng đều lý thú.

Xưa, ông ngoại tui là công chức. Nhà công chức nào hồi đó mà chẳng cất vài chai la de mà bây giờ gọi là bia trong tủ lạnh. Rồi ở ngoài thể nào cũng để thêm một két, có khi chồng sẵn hai ba két nữa. Thằng con nít tui tò mò hổng biết có chi ngon trong chai la de mà ông ngoại nhấm nháp khà khà quá đã. Vậy là tui len lén chôm chĩa một chai, rủ vài thằng bạn nữa ra bờ ruộng khui uống thử. Tợp một ngụm, ui chu cha quá xá... đắng nghét, phun cái vèo chớ khà nỗi gì. Thằng nào cũng vậy, nhăn mặt thấy ớn, nên thôi dừng, đem cho mấy ông tuổi đã bẻ gãy sừng trâu.

Rồi hôm sau, ra đồng chơi gặp lại mấy ông này, mấy ổng búng tay kêu “Ê, la de?”, ý hỏi có la de hông. Bà con lại tưởng đâu kêu tên là Lade. Thứ nữa, la de gì mà la de mấy ông ơi, tởn tới già bởi cái mông sưng chù vù. Cái tội trộm cắp bị ông ngoại đét cho cả chục roi và thêm chục roi tội con nít con nôi bày đặt tập tành “chuyện của người lớn”, lại thêm mấy roi nữa tội rủ rê, làm đầu lãnh kéo bè kết bợm.

Hỗm đó, một thằng hổng chịu phun ra, ráng ực vô nên say mòng mòng, về bị ba nó khảo phải khai, bị ba nó dắt qua nhà tui mắng vốn. Trong lúc ông ngoại uýnh đòn, mỗi một roi ngoại còn kèm theo câu “la de nè”. Bà con cũng tưởng là uýnh thằng cháu tên Lade. Từ đó gặp mặt là kêu “Lade”, nên tui chết cái tên này. Ban đầu tui cũng mắc cỡ, quạu quọ cau có, sau thấy tên khá... lạ, dần dần khoái chí luôn, và cũng để nhớ “kỷ niệm” ăn trộm, hổng dám làm bậy nữa.

Lade, tên rặt Việt Nam chớ ngoại quốc, ngoại quyết gì đâu hà!

Nhà ngoại tui có rất nhiều rau tập tàng. Tập tàng là những loại rau mọc rài, tức là tự mọc trong tự nhiên, mọc dân dã trong vườn, ngoài đồng, hoang dã trong rừng. Tui khoái rau này lắm lắm, ăn miết không ngán, ăn miết nó thấm. Bởi vậy cái bản ngủ... ý lộn cái bản ngã cũng chẳng khác xa với nhóm rau này là mấy. Vị chỉ có một chút xíu ngót ngót, bùi bùi thôi còn lại là chua chua chát chát, cay nồng và đăng đắng. Nhưng vắng những mùi những vị này thì “đời còn gì mà vui” hen bà con cô bác!

Thường người ta nói “cà lăm hay nói”, với tui thì dốt mà khoái cầm cây viết. Cầm để... nói, để kể chuyện lan man, tào lao bát xế, chớ học hành như vậy thì lấy chữ nghĩa, văn chương đâu ra mà viết. Nên chuyện kể có của mình và có chút đỉnh của thiên hạ. Cũng toàn là chuyện nghe lóm được khi la cà ở đầu đường xó chợ, ở những quán cà phê lề đường, hẻm hóc, chuyện thiệt chuyện dóc,... quẩn quanh ở Sài Gòn chứ có bao giờ được... “xuất ngoại” đi đâu.

Nói ra nó bay lung tung tứ táng, xin lấy... rau “gói ghém” lại gọi là Chuyện tập tàng– tập tàng bút  vậy.

Và mấu chốt Chuyện tập tàngvẫn là chuyện khơi gợi để bà con cô bác có cái hứng chí nhớ lại, kể lại cho vui những kỷ niệm, lưu những chuyện đời,... chứ Lade tui hổng có đủ sức, đủ trình độ nói hết, nói sâu được đâu à nghen. Và chắc chắn rằng có nhiều chỗ còn nói trật lất, sai chỗ nào bà con cô bác chỉnh lý cho và xin thông cảm!

Ở tập xuất bản trước, Lade tui cầm cây viết nói về các thức uống (Bà con cô bác có thể tìm đọc cuốn 1: Sài Gòn, chuyện tập tàng (Lược sử truyền miệng thức uống Sài Thành)). Tập này nói tiếp về món ăn chính hàng ngày của bà con ta, vậy là chuyện thường ngày ở chỗ... “sanh chuyện” – cái miệng và cái bao tử, đó là cơm.

Thường, nói rằng “ăn uống”, vừa vần điệu vừa có nghĩa ăn xong mới uống. Uống trước no nước ăn đâu có ngon. Tánh tình ngược đời của tui thì bà con cô bác biết rồi, nói ngược hoài, nói uống rồi mới nói ăn.

Chân thành cảm ơn bà con cô bác lắm lắm!

Lê Lade

 

Nàng Cơm - Gọi tên nàng yêu dấu

Cơm – chắc chắn phải kêu là nàng rồi, vì những lý do lý sự... xạo sau đây, thưa bà con cô bác.

Thứ nhứt là:

Vì em là một bài thơ
Vì em là một giấc mơ khôn cùng...

Hồi mà tới cái tuổi biết xao động con tim, Lade tui hay đó đây lang thang, bay nhảy. Như vậy thì chỉ có “cơm hàng cháo chợ” mà thôi. Một bữa, giữa... lò lửa quán cơm mà chợt thấy mát rượi con mắt y như “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát...” (Áo lụa Hà Đông – nhạc Ngô Thụy Miên, thơ Nguyên Sa), một... “đóa hồng bông hậu” hiện diện ở đây chứ sao nữa. Rồi từ đây Lade tui “trồng cây si” nơi này, quán cơm có người đẹp tuyệt mỹ ai mà hổng thấy ham, và mượn hai câu thơ trên trong bài Vì em của ông thi sĩ Nguyễn Bính mà biên đầy trên các bàn ăn, gởi tặng... nàng Cơm. Tui đặt tên cho nàng bán cơm như vậy.

Dẫu rằng “trồng si” khá lâu nhưng chỉ làm nàng Cơm, “Ôi có đôi khi thèm như gió đi hoang. Sống kiếp lang thang, dạo chơi khắp núi rừng...” (Có đôi khi – Lã Văn Cường), cô nàng đôi khi xiêu xiêu lòng, lây cái máu lang bạt kỳ hồ của Lade tui mà thôi. Cuộc tình mãi đơn phương bởi cái tánh cà rửng, cà tửng thì mần ăn ra làm sao, ai mà tin nổi. Tuy vậy cũng không để lại “ân oán giang hồ” chi, kết thành bạn bè, vẫn mãi là nàng Cơm.

Nói về các “đóa hồng bông hậu” không thua gì các nàng hoa hậu chính danh mà chỉ bán cơm bán nước ở Sài Gòn thì có hà rầm, kể sao cho xiết.

Đất Sài Gòn nhiều thứ ngộ lắm.

Nhiều người đẹp thiệt là đẹp, duyên dáng, vui vẻ tươi cười bên hàng quán, khoe sắc với khách hàng chứ: “Thi thố mà mần chi, hổng ưng, hổng thích...”, và “Nghề nào cũng là nghề, chẳng có nghề nào thấp kém, hèn hạ chi hết, chỉ có ăn trộm ăn cướp, lừa đảo mới đáng xấu hổ, nhục nhã”. Thiệt tình, ít tự ái mà không thiếu tự trọng đâu nghen. Hơn nữa, còn có trình độ chớ có giỡn chơi. Chẳng hạn như, một số người đẹp học hành đỗ đạt đàng hoàng, đi làm lương hướng thấp quá, lây lắt sống mệt mỏi, thôi thì nghỉ ở nhà buôn bán. Một số nàng thi thố, có vương miệng lấp lánh xong... cất và cũng mở quán, nhưng thường là quán lớn, sang trọng. Việc này cũng hay chứ bộ, tới cơm nước được ngắm nhơn sắc mỹ miềuthì ăn uống càng ngon thêm lắm lắm!

Nhiều quán cơm có người đẹp thì nhiều anh chàng gọi nàng Cơm như Lade tui đâu có gì lạ.

Thứ nhì là:

Cơm được nấu từ gạo, gạo xay ra từ lúa, là thức ăn chánh của người Việt ta. Bữa bữa, ngày ngày, tháng tháng, năm năm, cơm đều đều hiện diện trên mâm, gọi hẳn là mâm cơm luôn cho dù có nhiều món khác. Cơm như người yêu dấu vậy. Nên từ xa xưa, ông cha ta đã đặt cho lúa gạo tên chung là Nàng với kèm những tên riêng, Nàng Hoa, Nàng Xuân, Nàng Sen, Nàng Sậu, Nàng Hương, Nàng Thơm, Nàng Thướt, Nàng Ba, Nàng Yến, Nàng Yếu, Nàng Cóc, Nàng Chồn, Nàng Cho, Nàng Nhen, Nàng Quớt, Nàng đối lập với “nàng bưởi Năm Roi” là Nàng... Lép... Nàng Lép này đem đi giê, đi sảy chẳng bao giờ bay, chỉ có hột lúa lép thiệt mới “chia tay” khỏi thúng khỏi nia.

Hai thứ trên đủ lấy búa nện đinh vô cột, chắc ăn là nàng Cơm hén.

Nói chuyện cơm, trở lại gặp nàng Cơm là chuẩn xác, Lade tui lâu lâu xin chua thêm vài câu góp nhặt và vài chuyện của người khác. Cuộc trò chuyện lần này có thêm mấy người bạn. Đó là Nàng Thuận và Chàng Nghịch. Nàng Thuận thì dễ thuận tình chỉ hay thắc mắc, hay  hỏi. Chàng Nghịch thì chuyên ‘thọt gậy bánh xe’.

 
Trích đoạn "Ăn cơm mới nói chuyện cũ"

- Ngày xưa, chạy ra đầu ngõ, tiệm tạp hóa là gặp sạp rau bày bán như thế này, chọn rau mà đem về nấu canh thiệt đơn giản như... đang giỡn.

Và lúc còn đất rộng người thưa thì dễ dàng có lắm, bước ra sau nhà tước mớ lá me, bứt mớ lá lốt, bước ra sau vườn ngắt đọt rau lang, cắt mớ rau muống, hoặc chạy ù ra đầu ngõ, ba bước chưn qua vài nhà bên đường là đụng sạp bán rau,tiệm tạp hóa là có, “ba mươi giây chưa đầy một phút” đem vô, đem dìa nhà nấu ngay nồi canh cũng chừng đó thời gian.

- Người Sài Gòn hào sảng, rộng rãi, chân chất, chân tình, làm gì có hà tiện. Khách tới nhà đụng  bữa thì mời ăn quấy quá, ăn ba hột với gia đình nhưng thực tình là gần như buộc cùng ăn bằng được và phải ăn thiệt tình. Nấu cơm luôn luôn dư dả. Nếu cảm thấy thiếu hoặc nhiều khách khứa thì bắc thêm nồi cơm tốn có chút thời gian chứ bi nhiêu.

- Dần dà phố xá đông đúc, thương mãi sầm uất, công nghiệp được du nhập, bà con buôn bán suốt ngày, công việc bớt phân biệt nam nữ, và làm lụng xa nhà... nên lối cơm nước chung mâm ba bữa cũng dần dà nhường bớt chỗ. Nhứt là buổi sáng, không còn nấu cơm mà hình thành buổi ăn sáng riêng, còn gọi là điểm tâm, ăn các loại khác nhau. Ngồi chung mâm cơm vào buổi chiều tối là nhiều mà thôi.

Các hàng quán mọc lên ngày một nhiều, các quán bán cơm buổi trưa, một ít buổi chiều. Đi ăn hàng quán gọi là đi ăn tiệm. Sau có thêm các cách gọi nữa là ăn cơm bụi, cơm bình dân. Vì các hàng này bày bán ở các nơi lề đường, trong hẻm, chợ búa, bán giá cả rẻ cho dân nghèo.

- Ngồi bên nồi cơm, bên các xoong chảo thức ăn thường là mẹ, không mẹ thì bà hoặc chị lớn, coi như người đầu mâm. Người đầu mâm bới cơm và múc thêm thức ăn cho cả nhà chứ không phải mỗi người tự động bới, tự động múc. Nhà đông người quá, bới múc liền tay, không kịp cả và miếng cơm thì mới có người phụ. .. Khi ăn, cha mẹ gắp món ngon cho ông bà, ông bà nhường gắp lại cho các cháu, con cái chia sớt cho cha mẹ. 

Các quan chức lớn thì thường khác cũng như một số công chức trưởng giả, các nhà giàu trưởng giả. Có mấy kiểu, kiểu người đàn ông trong các nhà này tỏ ra oai vệ, là bậc trưởng thượng, trụ cột nên thường ăn riêng một mâm ở nhà trên nhà trước, đàn bà con cái không được bén mảng tới, chỉ được ăn ở dưới bếp, kiểu đỡ hơn thì ông và bà cùng ngồi chung mâm trên, con cái mâm dưới, kiểu trọng nam khinh nữ thì ông vẫn ngồi mâm trên nhà giữa, mâm dưới là các con trai, nhà gian kế, hoặc ông cùng mâm với các con trai, đàn bà, con gái gian tách biệt ở dưới.
Sách Sài Gòn chuyện tập tàng - Tập Nàng Cơm của tác giả Lê Lade, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Sài Gòn chuyện tập tàng - Tập Nàng Cơm để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Sài Gòn chuyện tập tàng - Tập Nàng Cơm

Sài Gòn chuyện tập tàng - Tập Nàng Cơm

Giá bán tại NetaBooks: 71.100 ₫ 79.000 ₫
Tiết kiệm: 7.900 ₫-10%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

HƠN 21.000 TỰA SÁCH HAY

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

ĐỔI TRẢ NHANH CHÓNG

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng