Giới thiệu sách
Happy Village - Cội Nguồn An Lạc: Lối Đến Những Ngôi Làng Hạnh Phúc
Bạn đã bao giờ hình dung về một nơi mà mỗi người đều được sống đúng với con người thật của mình? Một cộng đồng nơi sự tử tế là nền tảng, nơi thiên nhiên không bị hủy hoại mà được gìn giữ như một phần thiêng liêng của đời sống? Một không gian sống mà ở đó, người lớn và trẻ em cùng học cách lắng nghe nhau, chăm sóc nhau, cùng hướng về sự phát triển toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần?
Happy Village - Ngôi làng Hạnh phúc không phải là một viễn tưởng xa xôi, mà là một mô hình sống đầy tính thực tiễn và nhân văn. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong các tổ chức quốc tế như UNESCO, Hội Chữ thập đỏ, Viện Chỉ số Hạnh phúc Quốc gia Bhutan, TS. Hà Vĩnh Thọ đã đúc kết những nguyên lý phát triển con người bền vững và hòa hợp vào một mô hình sống cụ thể, một “ngôi làng” có thể nhân rộng ở bất cứ đâu trên thế giới, bắt đầu từ Việt Nam.
Cuốn sách tập trung trình bày nền tảng của mô hình này, dựa trên ba hệ quy chiếu: Chỉ số Hạnh phúc Quốc gia GNH (Gross National Happiness), Bộ chỉ số Phát triển Bền vững SDGs và Bộ chỉ số Năng lực Nội tâm IDGs - ba trụ cột làm nên một tầm nhìn toàn diện về sự phát triển con người. Mô hình Ngôi làng Hạnh phúc không chỉ đề xuất một phương án sống xanh, bền vững, tự chủ và gắn bó cộng đồng, mà còn có khả năng kết nối sâu sắc giữa truyền thống văn hóa Việt Nam với các giá trị phổ quát của nhân loại.
Ngôi làng Hạnh phúc là một tấm bản đồ, một ánh sáng dẫn đường cho những ai tin rằng tương lai có thể được kiến tạo từ những bước chân có chủ đích và rằng hạnh phúc không phải là đích đến, mà là cách ta đi trên hành trình ấy
Ngôi làng Hạnh phúc là một mô hình sống, một tầm nhìn về tương lai nơi con người không đơn thuần “sống còn”, mà được sống hạnh phúc, sống ý nghĩa và sống kết nối. Đây là nơi mà các giá trị truyền thống của Việt Nam - như tình làng nghĩa xóm, tôn trọng thiên nhiên, nuôi dưỡng đời sống tinh thần - được tái sinh trong hình hài hiện đại: tích hợp công nghệ xanh, giáo dục cộng đồng, kinh tế tuần hoàn và thiết kế bền vững. Ở Ngôi làng Hạnh phúc, hạnh phúc không bị giản lược thành chỉ số thu nhập. Nó được đo bằng chất lượng các mối quan hệ: với bản thân, với người khác, với thiên nhiên.
Trích đoạn sách Happy Village - Cội Nguồn An Lạc: Lối Đến Những Ngôi Làng Hạnh Phúc
"Định hình lại tư duy về cuộc sống làng xã trong thế kỷ này có thể giải quyết tới ngọn nguồn cho các thách thức hiện đại như biến đổi khí hậu và quá tải dân số ở thành thị. Các đô thị đã mở rộng vượt quá giới hạn hợp lý, dẫn tới sức ép lên môi trường, hiện tượng cô lập xã hội và bất bình đẳng kinh tế. Đặc biệt là các gia đình trẻ đang gặp khó khăn trong việc tìm nhà ở với chi phí phải chăng, gần thiên nhiên và có được sự hỗ trợ từ cộng đồng. Tư duy mới về cuộc sống làng xã là một hướng đi mới - mô hình có thể giúp các cộng đồng trở nên phồn thịnh nhờ dung hợp tri thức xưa và công nghệ hiện đại."
(Lời nói đầu)
[...]
"Ảnh hưởng của Nho giáo đặc biệt rõ rệt trong việc nhấn mạnh trách nhiệm gia đình, một đặc trưng của văn hóa Việt Nam, bao gồm lòng hiếu thảo (tôn kính và chăm sóc cha mẹ, thờ cúng tổ tiên). Đây là một yếu tố trung tâm trong đời sống gia đình Việt Nam. Thứ bậc xã hội, một giá trị Nho giáo khác, cũng thể hiện rất rõ ràng, trong đó việc tuân phục bề trên được coi là một chuẩn mực xã hội. Trong lễ cải táng cho ông nội, tôi đã khám phá ra khía cạnh bản sắc văn hóa Việt Nam này trong chính mình. Sau này, tôi đã tiếp nhận một cách ý thức hơn, bằng cách theo đuổi những giáo lý của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã gây dựng một trường phái dung hòa những tri thức của Phật giáo và các giá trị Nho giáo với dấu ấn đặc biệt của Việt Nam."
(Những trụ cột của văn hóa Việt Nam)
[...]
"Phật giáo ở Việt Nam đương đại đã trải qua những biến đổi lớn, đặc biệt là qua sự phát triển của Phật giáo dấn thân, một phong trào chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Hình thức Phật giáo này kết hợp các thực hành thiền truyền thống với sự tham gia năng nổ vào các vấn đề xã hội, nhằm áp dụng các giáo lý Phật giáo để giải quyết những vấn đề của xã hội. Phật giáo dấn thân ở Việt Nam phản ánh một sự chuyển đổi từ biệt lập trong tu viện sang đi vào các hoạt động xã hội. Nó kết hợp chánh niệm và các thực hành đạo đức vào các hoạt động hướng đến công bằng xã hội, xây dựng hòa bình và hỗ trợ cộng đồng. Phương pháp này phát triển như một phản ứng trước những thách thức hiện đại như chiến tranh, suy thoái môi trường và bất bình đẳng xã hội - kinh tế."
(Phật giáo đương đại ở Việt Nam)
[...]
"Tác động sinh thái: Nỗ lực công nghiệp hóa đã dẫn đến sự suy thoái môi trường ở một số khu vực của Việt Nam. Những vấn đề như ô nhiễm không khí và nước, nạn phá rừng, lạm dụng hóa chất nông nghiệp đã dấy lên những mối lo ngại nghiêm trọng. Các nỗ lực công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đôi khi mâu thuẫn với nhu cầu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu thiệt hại sinh thái."
( Phép màu kinh tế và chi phí của nó)
Mục lục sách Happy Village - Cội Nguồn An Lạc: Lối Đến Những Ngôi Làng Hạnh Phúc
- Lời nói đầu
- Tiểu sử
- Bối cảnh của truyền thuyết về Đức
- Truyền thuyết về Đức: Đạo của giấc mơ
- Vua trần nhân tông: lãnh đạo, tâm linh và di sản
- Những trụ cột của văn hóa Việt Nam
- Bản sắc Việt Nam hiện đại: vượt qua vết thương chiến tranh và đón nhận sự phát triển kinh tế
- Ngôi làng Hạnh phúc - một tầm nhìn cho tương lai
- Trung tâm tổng hạnh phúc quốc gia với linh hồn Việt Nam
- Kết luận
Thông tin tác giả Hà Vĩnh Thọ

Tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ Nhà sáng lập ELI - Học Viện Eurasia vì Hạnh phúc & An lạc, kiêm Chủ tịch Quỹ Eurasia. Ông từng làm việc cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC), với tư cách là Trưởng phòng Phát triển và Đào tạo của hội Chữ Thập đỏ Quốc tế, thầy từng đào tạo nhiều chuyên gia nhân học tại các vùng chiến sự và đội ngũ ứng cứu khẩn tại châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Trước khi trở thành Giám đốc Chương trình của Trung tâm Tổng Hạnh phúc Quốc gia ở Bhutan.
Ông là giáo sư thỉnh giảng tại một số trường đại học, trong đó có UCLouvain (Bỉ), Đại học Osnabrück (Đức) và Đại học Geneva (Thụy Sỹ). Ông đã xuất bản một số cuốn sách và bài báo về các chủ đề tâm linh và nhân đạo. Tiến sĩ Thọ còn là Chủ tịch Học viện Eurasia về Hạnh phúc và An sinh, đồng thời là nhà đồng sáng lập Quỹ Eurasia - một tổ chức phi chính phủ chuyên triển khai các chương trình giáo dục cho thanh thiếu niên khuyết tật cũng như phát triển các dự án sinh thái ở Việt Nam trong hai mươi năm qua.
Cùng với người vợ yêu quý của mình - cô Lisi, thầy là đồng sáng lập nên Quỹ Eurasia – một tổ chức phi chính phủ vì nhân học - phát triển các chương trình giáo dục cho trẻ em và thanh niên khuyết tật, đồng thời thực hiện các dự án sinh thái tại Việt Nam trong 25 năm qua.
Thầy là người biên soạn giáo trình Trường học Hạnh phúc (Happy Schools) cho hệ thống giáo dục công lập tại Việt Nam. Đây là một khung chương trình giáo dục cấp tiến, giới thiệu sự chú tâm, giáo dục cảm xúc và quan tâm đến hành tinh vào trường học. Đồng thời, thầy cũng là tác giả của nhiều đầu sách và rất nhiều bài viết về các chủ đề trên.
Sách Happy Village - Cội Nguồn An Lạc: Lối Đến Những Ngôi Làng Hạnh Phúc của tác giả Hà Vĩnh Thọ, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark