Giới thiệu sách
Cuộc Tiến Hóa Văn Học Việt Nam
CHỮ HÁN
Người có chút ít học vấn ở nước ta bây giờ, ai nấy đều phải công nhận: quốc văn ta ngày nay sở dĩ khả quan được, không phải thuần nhờ ở Pháp học trong cận kim thời đại đâu, mà nó còn nhờ được kiến thiết bởi một quá khứ phong phú nữa.
Quá khứ ấy tức là phong trào Hán học ở nước ta hồi thời Bắc thuộc và vào mấy đời Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
Từ Bắc thuộc đến Bản triều, non hai ngàn năm, người Việt Nam ta học chữ Hán, viết chữ Hán, coi nó như quốc tự. Chữ Hán thật đã ảnh hưởng rất lớn trên tinh thần dân ta, trước ngày khai sáng chứ nôm và chứ quốc ngữ- như chữ La tinh ở Pháp hồi Trung cổ thời đại.

Ngày nay, tuy chữ Pháp đã phổ cập trong dân gian, nhưng rừng văn làng báo nước nhà vẫn còn đắc dụng Hán học làm căn bản cho sự phát huy tư tưởng, trong khi biên thuật về các loại khảo cứu, nghị luận, phê bình. Biết bao tiếng trừu tượng, danh từ triết học, khoa học được cấu tạo bởi mẫu tự chữ Hán. Theo Henri Maspéro - trước làm giáo sư trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, sau về dạy khoa Trung Hoa văn tự ở Đại Pháp Học viện (Collège de France) tại Paris - tiếng An Nam ta thoát thai trong chữ Hán có đến một nửa. Với chữ Hán, tiếng ta có liên hệ mật thiết. Vậy ta có bổn phận tìm hiểu chút ít về cội rễ của nó, nếu ta tham vọng muốn nghiên cứu văn học nước nhà.
(Trích Cuộc Tiến Hóa Văn Học Việt Nam)
Sách Cuộc Tiến Hóa Văn Học Việt Nam của tác giả Kiều Thanh Quế, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark